Tổng hợp các mẫu tượng Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát đẹp

Tượng Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát là hai thị giả thường được xuất hiện cùng hình ảnh đức phật A Di Đà. Đại Thế Chí Bồ Tát còn có tên gọi khác là Vô Biên Quang Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Linh Cát Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát và thường được gọi tắt là Thế Chí. Ngài có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, hạnh nguyện này để điều phục, tiếp độ những chúng sanh cang cường trong Ta bà thế giới. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí được hiểu là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ để soi khắp mười phương, giúp chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát, đồng thời có được năng lực vô thượng.

Trong xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

 

Tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát sơn son thếp vàng

Tượng Quan Âm Bồ Tát Và ĐạiThế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát Và ĐạiThế Chí Bồ Tát sơn son thếp vàng

 

Tượng Quan Âm Bồ Tát Và Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát Và Đại Thế Chí Bồ Tát

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Tượng Quan ÂM Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát

 

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát mộc bằng gỗ mít

 

Tượng Quan Âm Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan Âm Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát

 

Tượng Quan ÂM Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Quan ÂM Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát sơn son thếp vàng

 

Lại một thủa khác, Bồ Tát Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là:

– Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không nói lời độc ác.

Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm.

– Ba nghiệp của ý: Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai.

Trong khi đó, thì Ngài cũng còn tu Bồ tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình để mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện. Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì ngài sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sinh. Sau khi được Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký, Ni Ma Thái tử đầu thai ra thân khác, đời thác, kiếp nào Ngài cũng giữ vững bổn nguyện, lập chí tu hành, học Đạo Thừa. Ngài tu hạnh Bồ tát, mở mang trí huệ cho chúng sinh, dìu dắt các loài người ra khỏi mê chướng, bước lên con đường giác ngộ.

Đại Thế Chí Bồ tát là đại diện của trí tuệ, Ngài dùng tâm niệm Phật Tam muội, tiếp độ người niệm Phật về cõi Tịnh độ. Nếu như Quan Thế Âm Bồ tát dùng lòng từ bi để lắng nghe tiếng khổ và cứu độ chúng sinh thì Bồ Tát Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ dẫn đường cho chúng sinh, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng, đạt được thành tựu giải thoát. để đưa chúng sinh về cõi Tịnh Độ, trước hết Ngài phải dạy cho họ dứt sạch phiền não. Do đó, hình tượng của Ngài có ý nghĩa là dùng trí tuệ để giúp chúng sinh diệt trừ phiền não, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng và vũng bùn.