Ý Nghĩa Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tátthường được gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, Diệu Cát Tường, Diệu Đức cũng có khi gọi là Văn Thù Bồ Tát. Tên Ngài Diệu Đức, Diệu Cát Tường có nghĩa là mọi đức đều tròn đầy. Ngài là vị Bồ tát tượng trưng cho trí tuệ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh.

 

Tượng Văn Thù sư Lợi Bồ Tát
Tượng Văn Thù sư Lợi Bồ Tát

 

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thếp vàng
Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thếp vàng

Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong đạo Phật

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tátthường được mô tả là một vị Bồ tát trẻ trung, ngồi kiết già trên bồ đoàn bằng hoa sen, thân sáng hồng tựa như Mặt trời bình minh, tỏa ra những tia nắng ấm áp, ánh hào quang nhẹ nhàng. Trên đầu đội một chiếc mũ Ngũ Phật.

Biểu tượng đặc thù của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là tay phải cầm một lưỡi gươm vàng Bát Nhã đang bốc lửa, dương cao lên khỏi đầu. Hình ảnh tay dương cao gươm vàng mang hàm ý rằng mọi xiềng xích của vô minh phiền não đã trói buộc con người vào những nỗi khổ đau của vòng sinh lão bệnh tử luân hồi bất tận hay những sự bất hạnh sẽ bị chặt đứt và dẫn đường chỉ lối cho con người đến với trí tuệ viên mãn.

 

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

 

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thếp vàng
Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thếp vàng

Ý nghĩa tượng thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và là thị giả đứng bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của ngài tương đối mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh. Ngài thực chất vẫn luôn gần gũi với chúng sinh, lăn lộn trong bụi trần khai sáng, giải thoát nhân gian khỏi u mê, khổ ải.

Tượng Văn Thù Bồ Tát sơn son thếp vàng
Tượng Văn Thù Bồ Tát sơn son thếp vàng

Văn Thù Bồ Tát tay trái cầm cành hoa sen màu xanh dương trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim, bông sen cao ngang tai, ngón tay hướng lên trên, phía trên hoa sen là Kinh Bát Nhã. Vật này biểu trưng cho học vấn Bát Nhã cũng sâu rộng của Ngài và cũng có nghĩa là sử dụng trí tuệ và sự kiên định của bản thân để rũ sạch mọi ô nhiễm, tham ái trong dân gian, giống như biểu tượng hoa sen ở trong bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn.

Chiếc giáp Ngài khoác trên người chính là giáp nhẫn nhục. Nó có vai trò che chở cho Văn Thù Bồ Tát vẹn toàn tâm từ bi. Nhờ vào nó mà các mũi tên thị phi, điều tiếng xấu xa không thể xâm phạm vào bản thân., vì vậy mà bọn giặc sân hận oán thù không tài nào lay chuyển được hạnh nguyện của vị Bồ tát này. Ngài không thể thiếu giáp nhẫn nhục vì vậy Ngài không bao giờ rời khỏi nó bởi vì nếu thiếu giáp nhẫn nhục thì Ngài không thể thực hiện được tâm Bồ đề.

Văn THù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ mít
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ mít

 

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ

 

Văn Thù Sư Lợi Bo Tát bằng gỗ mít ta
Văn Thù Sư Lợi Bo Tát bằng gỗ mít ta

 

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bằng gỗ

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên lưng sư tử xanh có ý nghĩa gì?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tátthường hay ngồi trên lưng sư tử xanh. Vốn sư tử được coi là “chúa của muôn thú” nơi rừng xanh, có uy lực hơn tất cả những loài thú khác. Sư tử được miêu tả như một “linh thú”, sư tử thành vật cỡi đầy quyền năng của Văn Thù Bồ Tát.

Hình ảnh sư tử xanh là tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ, có sức mạnh và lòng dũng cảm diệt trừ cái ác và sự ngu muội/ vô minh. Nó có khả năng bảo hộ, chống lại các thế lực ác độc, tà mị và đồng thời cũng mang lại điều tốt lành, thịnh vượng.

Do đó, mà hình ảnh sư tử được sử dụng để biểu trưng cho năng lực vô giá và sức mạnh của trí tuệ, Ngài có thể chuyển hóa những phiền não, vô minh, những ý niệm chấp ngã trở về vô lậu và chân thật.